Vòng quanh thế giới: 15 món ăn truyền thống dịp đón năm mới

Đồ ăn là nền tảng cốt lõi của mọi kỳ nghỉ lễ, vì chúng là chất kết nối tất cả chúng ta lại với nhau. Đồ ăn giúp gia đình, bạn bè cùng quây quần, chia sẻ những kỷ niệm, và nó trở thành truyền thống văn hóa không thể thiếu. Những món ăn đặc biệt sẽ đặc trưng cho từng kỳ nghỉ lễ riêng biệt, và đương nhiên là chúng cực kỳ đa dạng và mang những hương vị vô cùng tuyệt vời.

Hãy điểm qua 15 món ăn đặc trưng của kỳ nghỉ lễ đầu năm mới tại nhiều quốc gia trên thế giới.

  1. Bûche de Noël (Pháp)
Còn được gọi là bánh khúc cây, Bûche de Noël là món bánh tráng miệng cho bữa ăn tối Giáng sinh của Pháp. Có rất nhiều biến thể khác nhau của loại bánh này, nhưng dạng phổ biến nhất là loại được làm từ kem đặc, bột cacao, trứng, đường và hương vani. Nó thường được trang trí thêm với hoa quả và đường dạng đóng băng.

Bûche de Noël được sử dụng trong ngày lễ Giáng sinh, với mục đích kỷ niệm truyền thống cắt và đốt một khúc gỗ đặc biệt được gọi là khúc gỗ Yule. Truyền thống ngoại giao này được du nhập từ nhiều thế kỷ trước vào ngày lễ Cơ Đốc giáo. Khoảng thời gian thưởng thức bánh ngon nhất là từ 24/12 đến ngày đầu tiên của năm mới.

  1. Shuba (Nga)
Hầu hết các quốc gia phương Tây tổ chức ngày lễ giáng sinh vào ngày 25/12 thì tại Nga, quốc gia này tổ chức vào ngày 7/1. Shuba còn được mô tả là “cá trích dưới lớp áo lông dày”, là món ăn phổ biến trong kỳ nghỉ lễ tại Nga. Món ăn bao gồm cá trích ngâm dưa chua, trứng được luộc chín, sốt mayonaise và các loại rau củ như củ mài, củ cà rốt, củ cải, khoai tây và hành tây. Món ăn được đặt tên từ lớp trên cùng, thường được làm bằng sốt mayonnaise hoặc nước sốt củ cải đường và có hình ảnh giống như một chiếc áo lông ấm mùa đông khoác lên phần cá trích bên dưới. Mặc dù có vẻ món ăn trông không được đa dạng cho lắm, nhưng thực tế nó lại là một nguồn cung cấp tuyệt vời protein, kali, chất chống oxy hóa cùng các vitamin nhóm A và B.
  1. Yebeg wot (Ethiopia)
Yebeg wot là món thịt cừu hầm phổ biến được phục vụ trong kỳ nghỉ lễ ở Ethiopia. Trong nhiều tuần trước kỳ nghỉ lễ, người nông dân sẽ cho cừu ăn một chế độ ăn nhiều calo. Điều này dẫn đến thịt cừu sẽ mềm, béo. Khi được nấu, thịt cừu sẽ được hầm và bổ sung thêm các gia vị từ hành tây, cà chua, tỏi, kibbeh (bơ Ethiopia), hỗn hợp gia vị berbere và nhiều loại gia vị khác nhau. Món Yebeg Wot thường được ăn kèm với một loại bánh mì dẹt phổ biến, và đây là một món ăn rất giàu protein, carbs và chất chống oxy hóa.
  1. Socola nóng phối hương vị (Peru)
Nếu bạn muốn thử một cốc socola nóng tuyệt hảo, hãy tìm đến một ly socola nóng được phối trộn hương vị của Peru. Đây là một thức uống tuyệt vời dành cho bạn.

Loại thức uống này được làm từ socola, sữa đặc, kết hợp với các loại gia vị như quế, bột ớt, đinh hương, trái nhục đậu khấu và được sử dụng nóng. Thậm chí, loại đồ uống này phổ biến đến mức có hẳn một sự kiện riêng được gọi là Chocolatadas – khi đó mọi người tụ tập lại với nhau, cùng thưởng thức ly socola và ăn kèm với một loại bánh đặc biệt có tên là Panetón.

  1. Bánh Mince (Anh)
Còn được gọi là Mincemeat (bánh nhân thịt) hoặc bánh giáng sinh, bánh Mince là một món tráng miệng trong ngày lễ giáng sinh phổ biến rộng rãi và mang tính lịch sử.

Trái với cái tên Mincemeat có liên quan đến thịt của nó, loại bánh này ngày nay lại đều không có thịt. Theo truyền thống, bánh có thịt bò hoặc thịt cừu thái nhỏ, trái cây khô và gia vị. Ngày nay, đa phần bánh chỉ đơn giản bao gồm bột bánh ngọt, táo khô, nho khô, rượu chưng cất, dầu thực vật và gia vị hỗn hợp bao gồm nhục đậu khấu, đinh hương hay quế.

Một điểm thú vị nữa của sự thay đổi hình dáng bánh là theo truyền thống, bánh có hình dáng dài theo máng cỏ, còn hiện tại đa phần lại hình tròn.

  1. Bibingka (Philippines)
Tại Philippines, kỳ nghỉ lễ là khoảng thời gian phổ biến nhất của món ăn này. Bibingka là một món ăn sáng truyền thống, bao gồm bột gạo hoặc bột nếp, nước cốt dừa, đường và nước được nấu trong lá chuối. Sau khi ra bánh, trứng, phomat hay dừa bào nhỏ có thể được thêm vào để trang trí.

Món ăn không chỉ được dùng trong bữa sáng mà còn là truyền thống sau lễ Simbáng Gabi – một chuỗi lễ kéo dài 9 ngày của người Công giáo tại quốc gia này. Hiện nay, các cửa hàng bên ngoài khu vực nhà thờ đều bán loại bánh này và một số loại đồ ngọt phổ biến khác như bánh gạo hấp (puto bumbong). Bạn có thể sử dụng kèm một tách cà phê hay một tách trà.

  1. Bánh tart bơ (Canada)
Loại bánh phổ biến tại Canada này cũng rất phổ biến tại Mỹ, tuy nhiên chúng có một số điểm riêng biệt của riêng mình.

Bánh tart bơ Canada là món bánh tráng miệng phổ biến, sử dụng trong nhiều ngày lễ khác nhau nhưng phổ biến nhất là Lễ Tạ ơn và ngày Giáng sinh. Chúng là những chiếc bánh nhỏ với nhân ngọt từ bơ, đường, siro cây phong hoặc ngô, trứng và đôi khi có quả óc chó và nho khô. Bạn nên thưởng thức những chiếc bánh này với một tách cà phê để cảm nhận hương vị tuyệt vời mà nó mang lại.

  1. Latkes (Israel)
Trong ngày lễ Hanukkah, Latkes là một loại bánh nướng được sử dụng trong hầu hết các bữa ăn tối. Trong tiếng Do Thái, món này được gọi là Levivot.

Được chiên trong dầu nóng, Latkes là loại bánh đặc trưng mang tính biểu tượng cho loại dầu chiên ra nó – loại dầu mà theo truyền thuyết có thể thắp sáng Menorah (Tám cây nến được cắm trên cùng một chiếc bàn nến) trong 8 ngày dù lượng dầu chỉ đủ trong 1 ngày. Đây là một truyền thống của người Do Thái trong ngày lễ Hanukkah – lễ hội Ánh sáng.

Được làm từ những nguyên liệu đơn giản, bánh Latkes bao gồm khoai tây cắt nhỏ và hành tây, trứng và vụn bánh mì. Chiên ngập trong dầu nóng là bạn đã có những chiếc bánh thơm ngon. Một số món ăn khác phổ biến bên cạnh Latkes như bánh Sufganiyot (bánh rán nhân thạch), Challah (bánh mì ngọt) hay ức bò.

  1. Hangikjöt (Iceland)
Được sử dụng trong lễ Giáng sinh, Hangikjöt là một trong những món ăn phổ biến nhất của người Iceland. Món ăn này còn được gọi là “thịt hung” vì chúng sử dụng thịt cừu thông thường hoặc thịt cừu hun khói. Tên của món ăn bắt nguồn từ phong tục truyền thống là treo thịt hun khói trong lò sưởi trong nhiều tuần để tạo ra hương vị mặn, vị khói. Hangikjöt cũng thường được ăn kèm với đậu xanh, khoai tây và được rưới nước sốt béchamel trắng, cùng với một bên là bắp cải đỏ ngâm chua.
  1. Pasteles (Puerto Rico)
Pasteles là món ăn đặc trưng cho dịp lễ Giáng sinh tại Puerto Rico. Món ăn đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn khi chế biến. Bên trong món ăn bao gồm hỗn hợp thịt lợn xay và nước sốt gia vị pha trộn. Phần bánh bên ngoài được làm bằng bột masa đặc biệt từ cuối xanh nghiền, yautia và gia vị. Phần bột được ủ trong vài giờ, sau đó được đặt lên lá chuối, thêm nhân thịt và được gói lại. Sau đó, nó được đun sôi trong nước và ăn kèm với cơm, thịt, cá và đặc biệt là nước sốt nóng tạo nên một bữa tiệc vô cùng ngon miệng.
  1. Eggnog (Mỹ)
selective focus of eggnog cocktail with whipped cream near cinnamon sticks and spruce branches on wooden table isolated on grey

 

Eggnog – hay còn gọi là cocktail trứng sữa tuy không phải là một món ăn phổ biến trong kỳ nghỉ lễ trên toàn thế giới, mà thực tế nó chủ yếu được ưa thích ở Mỹ hay Canada. Món đồ uống này được làm từ sữa, kem, lòng trắng trứng được đánh bông, lòng đỏ trứng, đường. Tất cả được tạo nên một kết cấu kem mịn thơm ngon.

Một số người sẽ thích sử dụng Eggnog kèm với đồ uống có cồn như thêm chút rượu Rhum, rượu Bourbon hay rượu mạnh tùy thích.

  1. Kutia (Ukraine)
Kutia là món ăn truyền thống trong đêm giáng sinh và được nhiều người ưa chuộng tại Ukraine. Ukraine đón giáng sinh theo lịch Julian – vào ngày 6/1. Đây cũng thường là món đầu tiên trong bữa tiệc Sviata Vecheria – bữa tiệc chay 12 món để tưởng nhớ 12 vị tông đồ.

Kutia được làm từ lúa mì nấu chín, hạt anh túc, trái cây khô và mật ong. Đây là món ăn đầy dinh dưỡng và không thể thiếu trong các bữa tiệc. Món ăn này còn mang ý nghĩa rất quan trọng, và thông thường tất cả mọi người đều ăn ít nhất là một thìa nhỏ.

  1. Janssons frestelse (Thụy Điển)
Còn được gọi là Jansson’s Temptation, món thịt hầm này được làm từ khoai tây, hành tây, kem béo, vụn bánh mì và cá trích cơm – một loại cá nhỏ, nhiều dầu tương tự như cá mòi. Món ăn này thường đi kèm với các loại thực phẩm như giăm bông nướng, thịt viên, cá, khoai tây luộc, phomat và các loại rau khác nhau được nấu chín.
  1. Bánh Giáng sinh (Toàn cầu)
Đây là loại bánh phổ biến trên toàn thế giới. Loại bánh này còn được gọi là bánh trái cây, được làm từ bột mì, trứng, đường, gia vị, kẹo anh đào, trái cây sấy khô và rượu mạnh. Bánh giáng sinh truyền thống được làm trước 2 tháng để có đủ thời gian ngấm hết lượng rượu mạnh trong nó. Sau khi được lấy ra chuẩn bị, nó sẽ được phủ một lớp hạnh nhân lên trên cùng.

Loại bánh này thường được biết đến phổ biến tại Anh, nhưng nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng rất ưa chuộng. Tại Hàn Quốc, loại bánh này cũng rất nổi tiếng với cách trang trí rất nghệ thuật.

  1. Bánh chưng (Việt Nam)
Bánh chưng là loại bánh cổ truyền của người Việt trong dịp lễ đón năm mới. Tại Việt Nam, lễ đón năm mới được tính theo lịch mặt trăng.

Bánh được làm từ gạo nếp, thịt lợn, đỗ xanh, các loại gia vị như muối, tiêu, nước mắm. Ngoài hương vị tuyệt vời, bánh còn là vật phẩm đặc biệt được đặt trước bàn thờ gia tiên để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và cầu mong những điều an lành cho năm mới sắp tới.

Tổng kết

Những món ăn khác nhau mang đến những đặc trưng khác nhau của từng quốc gia. Dù là giáng sinh hay năm mới theo lịch của từng quốc gia, các món ăn đều đóng vai trò quan trọng, không chỉ là thực phẩm mà còn mang nhiều yếu tố về tâm linh, về truyền thống và về mặt biểu tượng. Cho dù là món mặn hay món tráng miệng, mỗi một nền văn hóa khác nhau lại mang một nét độc đáo riêng cho từng món ăn. Hãy thưởng thức với những người thân xung quanh bạn và tận hưởng khoảng thời gian ý nghĩa này.