- 11/03/2021
- Posted by: bientapvien
- Categories: Chưa được phân loại, Tin tức
Với những người lần đầu làm mẹ sẽ khá bỡ ngỡ vì không biết khi nào nên cho con ăn dặm, món trẻ có thể ăn hoặc không ăn được, cách ăn ra sao,… Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ tháo gỡ thắc mắc này.
Sữa mẹ là loại thức ăn, thức uống quan trọng nhất cho trẻ nhỏ trong 6 tháng đầu đời, cung cấp 100% dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Tuy nhiên, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, sau 6 tháng tuổi mẹ nên cho trẻ ăn dặm. Vì từ 6 tháng tuổi trở đi, bé tăng trưởng mạnh mẽ đồng nghĩa với nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Lúc này sữa mẹ cũng bắt đầu loãng và ít dần đi nên không đủ đáp ứng dinh dưỡng cho con.
Ăn dặm là việc cho trẻ ăn thêm những thức ăn đặc khác ngoài sữa, bao gồm tinh bột, các loại vitamin từ rau, thịt, cá, trứng, hoa quả,… Sau 6 tháng tuổi là thời gian tốt nhất cho trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ cần lưu ý không nên cho trẻ ăn quá sớm hoặc quá muộn vì nó sẽ không tốt cho con của bạn.
Cụ thể:
Nếu quá sớm (dưới 6 tuổi): Lúc này trẻ chỉ có thể uống 100% là sữa, nếu ăn dặm sẽ không tốt cho trẻ vì đường ruột của trẻ còn non nớt chưa có đủ các men cần thiết để tiêu hóa thức ăn ngoài sữa mẹ.
Nếu thời gian tập trẻ ăn dặm sớm hơn 6 tháng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là bệnh tiêu chảy vì thức ăn bổ sung không có những yếu tố kháng khuẩn, yếu tố tăng cường miễn dịch và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như sữa.
Ngoài ra, các loại ngũ cốc, rau quả từ thức ăn bổ sung cũng có thể làm hạn chế việc hấp thụ sắt trong sữa mẹ, khiến trẻ bị thiếu máu.
Đặc biệt, nó còn làm trẻ trở nên biếng bú sữa mẹ, trong khi sữa mẹ lại là nguồn dinh dưỡng cần thiết và tốt nhất cho trẻ lúc này.
Nếu quá muộn: trẻ sẽ dễ bị chậm lớn, chậm phát triển, có nguy cơ thiếu vi chất và suy dinh dưỡng, do không đủ dưỡng chất cung cấp khi cơ thể trẻ càng ngày càng phát triển. Sau 6 tháng sữa mẹ cũng đã không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé, nên nếu không ăn dặm trẻ rất làm giảm sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
Nên thay đổi thức ăn thường xuyên cho trẻ để tránh dư thừa chất dinh dưỡng và cũng là để trẻ tập với những món ăn mới.
Nguyên tắc cho bé khi ăn dặm:
Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), việc ăn dặm cho trẻ cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Ăn từ ít đến nhiều: Cho trẻ ăn dặm 1 bữa/ngày. Khi trẻ đã quen dần có thể tăng lên 2 bữa/ngày. 1 – 3 bữa đầu tiên có thể cho trẻ ăn từ 5 – 10ml thức ăn.
– Ăn từ lỏng đến đặc: Cho trẻ ăn bột loãng từ 2 – 3 ngày sau đó tăng dần độ đặc lên.
– Tô màu chén bột: dù là ăn dặm nhưng vẫn cần phải đảm bảo 4 món thức ăn quan trọng gồm: gạo; thịt, trứng; cá, tôm, cua; rau, củ và dầu hoặc mỡ…
– Không ép trẻ ăn: Nếu trẻ không muốn ăn dặm, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng một thời gian (5 – 7 ngày) rồi sau đó hãy tiếp tục tập luyện.
Ngoài những nguyên tắc trên, cha mẹ cần cẩn thận với một số sai lầm khi cho bé ăn dặm, như sau:
– Dưới 1 tuổi, không nêm thêm các loại gia vị mặn vào thức ăn của trẻ, vì lúc này thận của trẻ còn yếu
– Từ 1 tuổi trở lên, có thể nêm một chút muối hoặc mắm, nhưng chú ý nên nêm nhạt.
– Cho trẻ ăn cháo với nước thịt, nước hầm xương hoặc băm nhỏ thịt cá vào trong cháo để con ăn ngon miệng hơn.
– Không nên sử dụng quá nhiều đường cho trẻ dễ ảnh hưởng đến sức khỏe
– Không dùng dầu mỡ khi nấu đồ ăn dặm cho trẻ, tuy nhiên có thể sử dụng dầu thực vật dành riêng cho trẻ như: dầu óc chó, dầu hạt cải…
– Không cho trẻ ăn cơm quá sớm khi chưa có răng, vì sẽ khiến dạ dày trẻ phải hoạt động quá sức.
Tuy nhiên, theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia ăn dặm không nhằm thay thế sữa mẹ trong 1 năm đầu, vì vậy bé cần được tiếp tục bú để tận dụng nguồn dinh dưỡng quý giá. Do đó mẹ hãy cho con bú đến tận 2 tuổi hoặc lâu hơn, do sữa mẹ còn cung cấp các yếu tố bảo vệ giúp trẻ khỏi mắc nhiều loại bệnh tật.
Chính vì lý do đó, bên cạnh việc tập cho con ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở đi, mẹ cũng đừng quên nên tiếp tục cho con bú sữa mẹ để tạo sự gần gũi mẹ con giúp trẻ phát triển tối đa về mặt thể chất, tinh thần và tâm lý nhé!