- 29/03/2021
- Posted by: bientapvien
- Category: Tin tức
Đối với mỗi người, thông thường có một hoặc ít nhất là một nỗi sợ với một thứ, một điều gì đó. Có thể là các hội chứng phobia như sợ không gian hẹp (Claustrophobia) hoặc sợ độ cao (Acrophobia) – 2 trong số các nỗi sợ phổ biến nhất. Tuy nhiên, một số những người gặp phải chứng Anphatasia – một rối loạn thần kinh và họ tiến triển một trạng thái dường như không biết sợ trước những thứ mà chúng ta vẫn thường sợ.
Anphantasia là gì?
Aphantasia là một bệnh rối loạn mà khi đó, người mắc phải chứng bệnh không thể hình dung nổi bất cứ hình ảnh gì trong đầu. Nói cách khác, tâm trí của họ hoàn toàn trống rỗng cho dù họ đã cố gắng hết sức nhưng dường như họ không thể hình dung nổi thứ gì.
Để kiểm tra vai trò của hình ảnh trực quan đối với nỗi sợ hãi, nghiên cứu đã thực hiện trên 46 người tham gia (22 người mắc chứng Anphantasia và 24 người đối chứng không mắc bệnh) vào một căn phòng kín, được dán đen toàn bộ và gắn một số điện cực vào da. Da được coi là môi trường dẫn điện tốt khi ai đó cảm trải qua một cảm xúc mạnh, chẳng hạn như sợ hãi. Sau đó, các nhà khoa học tắt đèn và bắt đầu chiếu các câu chuyện – bối cảnh trên màn hình trước mặt.
Ban đầu, các câu chuyện mở đầu với nội dung vô thưởng vô phạt — ví dụ như bạn đang ở bãi biển, ở dưới nước hoặc đang ở trên máy bay, bên cửa sổ. Nhưng khi câu chuyện tiếp diễn đến cao trào, sự hồi hộp dần được xây dựng như một tia chớp chói lòa trong những cơn sóng xa, hoặc những người trên bãi biển chỉ trỏ, hoặc đèn cabin máy bay mờ đi khi máy bay bắt đầu rung lắc. Lúc này, mức độ dẫn điện của da nhanh chóng tăng lên đối với những người có thể hình dung được câu chuyện. Câu chuyện càng kịch tính về sau, sự phản ứng của da càng dữ dội hơn. Tuy nhiên, đối với những người mắc chứng Aphantasia, mức độ dẫn điện của da khá phẳng và gần như không có sự thay đổi.
Để kiểm tra xem sự khác biệt về ngưỡng sợ hãi và phản ứng đáp ứng, thử nghiệm được lặp lại bằng cách sử dụng một loạt hình ảnh đáng sợ rất trực quan, thay vì hình ảnh gợi ý tưởng tượng nội dung như trước, như ảnh xác chết hoặc con rắn mang răng nanh. Tuy nhiên ở lần này, những bức hình khiến cả hai nhóm người sởn da gà.
Theo các chuyên gia, 2 kết quả này cho thấy rằng chứng Anphantasia không liên quan đến việc giảm cảm xúc nói chung, mà chỉ ảnh hưởng riêng tới những người cần phải hình tượng hóa những câu chuyện đáng sợ trong đầu. Phản ứng sợ hãi về mặt cảm xúc xuất hiện khi những người tham gia thực sự nhìn thấy hình ảnh đáng sợ một các trực quan được bày ra trước mặt họ. Đồng thời, những phát hiện cũng cho thấy rằng hình ảnh là một bộ công cụ khuếch đại suy nghĩ về cảm xúc. Chúng ta có thể nghĩ mọi thứ, nhưng nếu không có hình ảnh, những suy nghĩ sẽ không có được sự bùng nổ về cảm xúc.
Nhìn chung, kết quả nghiên cứu cho thấy bối cảnh đáng sợ mà những người tham gia trải nghiệm đã bị mất sự đáng sợ khi mà bản thân họ không thể hình dung ra các bối cảnh đó một cách trực quan. Điều này cho thấy hình ảnh có thể có mối liên hệ chặt chẽ với cảm xúc hơn so với những gì các nhà khoa học hiện vẫn đang nghĩ. Trong tất cả các nghiên cứu từ trước đến nay, đây là sự khác biệt lớn nhất mà các nhà khoa học nhận thấy được giữa những người mắc chứng bệnh tính trên dân số nói chung.
Sự ảnh hưởng của Anphantasia
Các chuyên gia cho rằng Aphantasia có nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Một số người không có khả năng liên tưởng các hình ảnh trực quan ở tất cả các giác quan, trong khi những người khác chỉ không có khả năng liên tưởng hình ảnh ở một hoặc một vài các giác quan khác. Một số người vẫn có thể mơ được những hình ảnh đó, trong khi có người thì lại không.
Tổng kết
Anphantasia cho thấy sự đa dạng vềvthần kinh. Đó là một ví dụ đáng kinh ngạc về việc bộ não và tâm trí của chúng ta có thể mang đến sự khác biệt như thế nào. Sự thú vị về bộ não vẫn cần được nghiên cứu nhiều hơn trong tương lai để có thể hiểu hết những điều kỳ diệu.