Cách giảm biến chứng thần kinh cho người bệnh đái tháo đường

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường là tình trạng dây thần kinh bị tổn thương do đường huyết thường xuyên ở mức cao. Theo đó, biến chứng này có thể ảnh hưởng tới các dây thần kinh trên toàn cơ thể, nhưng rõ rệt nhất vẫn là ở chi trên và chi dưới.

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường thường được chia thành 2 dạng chính

Nhìn chung, biến chứng thần kinh do bệnh đái tháo đường thường được chia thành 2 dạng chính: Biến chứng thần kinh ngoại biên và biến chứng thần kinh tự chủ. Do đó, việc điều trị, kiểm soát biến chứng thần kinh cho người bệnh đái tháo đường sẽ phải đáp ứng đủ cho cả 2 dạng này.

Biểu hiện của biến chứng thần kinh do đái tháo đường

Tùy theo cơ quan bị tổn thương mà biến chứng thần kinh đái tháo đường có thể biểu hiện khá khác nhau:

Biến chứng thần kinh ngoại biên

Đây là dạng biến chứng thần kinh thường gặp nhất, ảnh hưởng đến các dây thần kinh ngoại biên ở tay, chân, thần kinh sọ não. Theo đó, các triệu chứng thường bắt đầu xuất hiện đối xứng từ 2 chi dưới và bàn chân, sau đó mới tới 2 chi trên và bàn tay.

Người bệnh bị biến chứng thần kinh ngoại biên thường gặp phải các triệu chứng như:

– Tê bì, giảm khả năng cảm nhận cảm giác đau, nóng/lạnh, đặc biệt là ở bàn chân.

– Cảm thấy châm chích, bỏng rát.

– Cảm giác đau buốt (thường nghiêm trọng hơn về đêm).

– Đau khi bước đi.

– Yếu cơ, đi lại khó khăn.

– Triệu chứng nặng: Loét chân, nhiễm trùng, biến dạng bàn chân, đau xương khớp.

Tê bì, châm chích tay chân… là những biến chứng thần kinh ngoại biên thường gặp.

Biến chứng thần kinh tự chủ

Có thể thay đổi tùy vào cơ quan bị tổn thương:

– Ở mắt: Đồng tử mất phản xạ với ánh sáng/bóng tối.

– Ở hệ tiêu hóa: Dạ dày co thắt chậm lại, do đó người bệnh thường hay thấy đầy bụng sau khi ăn. Ngoài ra, tổn thương thần kinh tự chủ ở hệ tiêu hóa còn có thể khiến người bệnh đái tháo đường hay thấy buồn nôn/nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon miệng.

– Hệ tim mạch: Nhịp tim nhanh khi nghỉ ngơi, hạ huyết áp tư thế (khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc đứng, khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, choáng váng, ngất xỉu).

– Hệ tiết niệu: Ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, lâu ngày có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu. Bệnh nhân cũng có thể đi tiểu nhiều lần, khó nhịn tiểu.

– Hệ sinh dục: Nam giới mắc đái tháo đường có thể bị rối loạn cương dương, nữ giới có thể bị khô âm đạo.

Tổn thương thần kinh tự chủ còn khiến cơ thể mất khả năng báo động khi bị hạ đường huyết (ví dụ như cảm giác đói, đổ mồ hôi, lo sợ, tim đập nhanh). Điều này khiến người bệnh không xử trí kịp thời, dễ đi thẳng vào hôn mê khi bị hạ đường huyết.

Làm sao giảm biến chứng thần kinh cho người bệnh đái tháo đường?

Hiện vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn biến chứng thần kinh do đái tháo đường. Tuy nhiên, vẫn có cách điều trị, giảm biến chứng thần kinh mà cụ thể là tập trung vào các hướng điều trị dưới đây:

Điều trị làm chậm tiến triển của bệnh

– Kiểm soát đường huyết tích cực. Cụ thể, người bệnh cần hướng tới mục tiêu chỉ số đường huyết khi đói/trước khi ăn từ 70 – 130mg/dl; Chỉ số đường huyết sau ăn 2 giờ < 180mg/dl; HbA1C < 7%.

– Chăm sóc bàn chân để tránh tình trạng biến dạng bàn chân, các vết loét gây đoạn chi.

– Kiểm soát huyết áp.

– Có chế độ ăn uống, tập thể dục phù hợp để duy trì cân nặng ổn định.

– Không hút thuốc lá, uống rượu bia.

Điều trị giảm đau

– Dùng thuốc giảm đau như thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, miếng dán có tẩm lidocaine…

– Dùng kem thoa có chứa capsaicin, bổ sung alpha-lipoic acid, châm cứu, kích hoạt thần kinh bằng điện xuyên da… để giảm đau tạm thời do biến chứng thần kinh ngoại biên.

Điều trị phục hồi chức năng và ngăn ngừa biến chứng

Biến chứng thần kinh do đái tháo đường thường gây khó chịu, làm giảm chất lượng sống của người bệnh. Do đó, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ để được theo dõi, điều trị phục hồi chức năng tại các cơ sở chữa bệnh chuyên khoa.

Biện pháp này có thể được áp dụng với các trường hợp loét chân và bệnh lý bàn chân, rối loạn cương dương, bàng quang thần kinh (ứ đọng nước tiểu, nhiễm trùng tiểu), rối loạn nhu động dạ dày…

Sử dụng giải pháp hỗ trợ giảm biến chứng thần kinh do đái tháo đường

Tại các quốc gia châu  Âu, nhiều thập niên trở về trước đã sử dụng alpha lipoic acid (ALA) – chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ và khôi phục tế bào thần kinh bị tổn thương.

Tại Việt Nam, ALA được kết hợp với một số thảo dược khác như nhàu, câu kỷ tử, mạch môn, hoài sơn đã tạo nên mạng lưới chống oxy hóa dày đặc, giúp dọn dẹp những “rác thải” là những gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa, từ đó giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do gây tổn thương các tế bào này. Ngoài ra, sự kết hợp này cũng giúp cơ thể phục hồi chức năng tuyến tụy, từ đó duy trì ổn định đường huyết hiệu quả.