Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh tiêu chảy, bị tiêu chảy nên ăn gì?

Ăn uống đúng cách với các thực phẩm nên ăn và cần tránh có thể giúp người bị tiêu chảy phục hồi nhanh hơn. Sau đây là những món nên và không nên ăn đối với người bệnh tiêu chảy.

Thực phẩm cần ăn khi bị tiêu chảy

Theo trang web y tế Healthline, ăn uống đúng cách với các thực phẩm nên ăn và cần tránh có thể giúp người bị tiêu chảy phục hồi nhanh hơn. Thực phẩm loại BRAT sẽ hỗ trợ điều này.

Chữ BRAT thay cho các từ “Banana (chuối), Rice (cơm), Apple (táo), và Toast (bánh mì nướng)”. Các thực phẩm nêu trên thường không gây ảnh hưởng trầm trọng đến hệ tiêu hóa. Ngoài ra, BRAT giúp đại tiện tốt hơn.

Các thực phẩm khác cũng nằm trong nhóm BRAT bao gồm:

  • Ngũ cốc nấu chín.
  • Bánh quy giòn soda.
  • Sốt táo hay nước táo ép.

Cần uống nhiều chất lỏng để giữ nước trong cơ thể. Bên cạnh đó, có thể bổ sung lượng nước bị mất bằng cách uống thêm nhiều nước và đá bào. Ngoài ra, mỗi người cũng có thể sử dụng các thức ăn dạng lỏng khác như:

  • Canh thịt bằm, không mỡ.
  • Nước bù điện giải hay nước dừa (tránh nước có nhiều đường).
  • Sử dụng dung dịch điện giải Pedialyte.
  • Cà phê mất chất caffeine (cà phê nhẹ).

Khi bệnh nhân đã có dấu hiệu bình phục, họ có thể ăn thêm món trứng chả trong bữa ăn của mình.

Thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy

Người bị bệnh tiêu chảy hay vừa phục hồi cần tránh các thực phẩm gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm tình trạng tiêu chảy trầm trọng trở lại.

Các thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy, chẳng hạn như:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa (tuy nhiên, bạn có thể ăn sữa chua)
  • Đồ ăn chiên, nhiều dầu mỡ
  • Thức ăn cay
  • Thực phẩm được chế biến, đặc biệt phụ gia thực phẩm
  • Cá mòi
  • Rau củ sống
  • Hành tây
  • Bắp
  • Trái cây họ cam quýt
  • Các loại trái cây khác như khóm, anh đào, dâu hạt, sung và nho.
  • Thức uống có cồn
  • Thức uống có caffeine hoặc khí CO2 chẳng hạn như cà phê, soda và các nước uống có ga khác.
  • Hóa chất thay đường ví dụ như thuốc sorbitol.