KIỂM NGHIỆM BAO BÌ SẢN PHẨM – CHỈ TIÊU VÀ BẢNG GIÁ CHI TIẾT

Kiểm nghiệm bao bì sản phẩm có tầm quan trọng như thế nào? Có những quy chuẩn kỹ thuật và chỉ tiêu gì liên quan đến kiểm nghiệm bao bì thực phẩm. Hãy cùng AZF tìm hiểu kĩ các vấn đề này nhé.

Tại Sao Cần Kiểm Nghiệm Bao Bì Sản Phẩm?

Trên thực tế, không chỉ thực phẩm là đối tượng cần phải phân tích, kiểm tra để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mà ngay cả bao bì, vật dụng đựng, chứa thực phẩm cũng cần thực hiện kiểm nghiệm liên quan để đáp ứng những quy định riêng và đảm bảo an toàn khi dùng.

Các loại bao bì, vật dụng đựng thực phẩm như chén, dĩa sứ, thủy tinh, nhựa,… trong quá trình tiếp xúc trực tiếp hoàn toàn có khả năng thôi nhiễm cũng như ảnh hưởng xấu tới các loại thực phẩm. Hơn thế nữa, có nhiều trường hợp còn sử dụng chén, đĩa, tô đựng thực phẩm và hâm nóng trong lò vi sóng, bếp. Dưới tác dụng của nhiệt độ hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng xấu hoặc sinh ra các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Đó là lý do các công ty, đơn vị sản xuất, kinh doanh liện quan cần phải thực hiện kiểm nghiệm bao bì thực phẩm. Ngoài ra các sản phẩm xuất nhập khẩu cũng cần kiểm nghiệm sản phẩm để đảm bảo yêu cầu về công bố sản phẩm cũng như đáp ứng đủ điều kiện xuất khẩu ra các khu vực nước ngoài.

Ví dụ khi nhập khẩu các sản phẩm bát, đĩa sành, sứ từ nước ngoài về tới Việt Nam đều cần có giấy tờ liên quan đến kiểm nghiệm bao bì sản phẩm thực phẩm để có thể công bố sản phẩm trong nước.

KIỂM NGHIỆM BAO BÌ SẢN PHẨM - CHỈ TIÊU VÀ BẢNG GIÁ CHI TIẾT
KIỂM NGHIỆM BAO BÌ SẢN PHẨM – CHỈ TIÊU VÀ BẢNG GIÁ CHI TIẾT

Các Loại Kiểm Nghiệm Bao Bì Sản Phẩm Thực Phẩm:

Liên quan đến kiểm nghiệm bao bì sản phẩm thực phẩm có thể kể đến một số loại phân tích, kiểm tra chính sau đây:

  • Kiểm tra kích thước
  • Đánh giá cảm quan và phân tích nhiễm bẩn (Sensory testing and taint analysis)
  • Đánh giá rủi ro vật lý (Physical hazard assessment)
  • Kiểm nghiệm ra màu (Color bleeding testing): các loại sản phẩm sử dụng sơn, hóa chất công nghiệp để tạo màu cần được đánh giá kĩ về độ ra màu để tránh màu sơn dính vào thực phẩm trong quá trình sử dụng.
  • Kiểm nghiệm thành phần (Composition check)
  • Kiểm tra liên quan đến sản phẩm bao bì, vật dụng đựng thực phẩm xuất nhập khẩu (migration tests)
  • Các chất được thêm vào không cố ý (Non-intentionally added substances)
  • Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi
  • Kim loại nặng (có thể chiết xuất và có thể rửa trôi)
  • Monome và dung môi còn dư lại (Residual monomers and solvents)
  • Tạp chất và sản phẩm phụ
  • REACH SVHC: các chất gây lo ngại rất cao (Substances of Very High Concern) là quy định thuộc Liên minh châu Âu.

Chi Tiết Quy Chuẩn Kỹ Thuật Về Việc Kiểm Nghiệm Bao Bì Sản Phẩm Thực Phẩm:

Bao bì, dụng cụ chứa đựng thực phẩm được làm từ rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau, mẫu mã đa dạng với rất nhiều hình dáng, màu sắc, thiết kế riêng. Chính vì vậy, sẽ cũng có những quy định chung và riêng biệt đối với từng loại sản phẩm.

Theo đó, tại Việt Nam, các công ty, đơn vị, xưởng sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trong lĩnh vực bao bì chứa thực phẩm sẽ phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam sau đây.

Các Quy Chuẩn Việt Nam (QCVN):

  • QCVN 12-1 : 2011/BYT:  là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Trong đó bao gồm các loại nhựa: Phenol, Melamin, Ure, nhựa Formaldehyd, nhựa Polyvinyl Clorid (PVC), Polyethylen(PE), Polypropylen(PP), nhựa Polystyren (PS), Polyvinyliden Clorid (PVDC), Polyethylen terephthalat (PET), Polymethyl Metacrylat (PMMA), nhựa Nylon (PA), Polymethyl Penten (PMP), Polycarbonat (PC), Polylactic Acid (PLA) và PVA.
  • QCVN 12-3 : 2011/BYT: áp dụng cho bao bì, dụng cụ bằng kim loại tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • QCVN 12-2:2011/BYT: dành cho bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
  • QCVN 12-4:2015/BYT: áp dụng với sản phẩm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men.
  • Ngoài ra còn một số QCVN khác như QCVN 46:2007/BYT, Thông tư số14/2012/TT-BYT,..

Các Quy Chuẩn Quốc Tế Đối Với Sản Phẩm Xuất Khẩu:

Bên cạnh các QCVN, các sản phẩm bao bì, dụng cụ thực phẩm muốn xuất khẩu ra nước ngoài còn cần đảm bảo yêu cầu riêng của từng khu vực. Một số quy chuẩn quốc tế có thể liệt kê như sau:

Khu vực Mĩ và Canada:

  • Quy chuẩn về hàm lượng chì và Cadmic cho phép của FDA
  • Quy định FDA về phụ gia gián tiếp (FSSE)
  • Hàm lượng Nitrosamines (FDA)
  • CPSIA
  • Đạo luật về đóng gói và ghi nhãn 16 CFR 500
  • ASTM B117, D3359
  • SOR
  • Đạo luật về ghi nhãn và bao bì tiêu dùng Canada
  • Quy định về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa
  • Biphenol A Content (BPA)
  • Model Toxics in Packaging

Khu vực Liên minh Châu Âu:

  • Các quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm
  • EU Regulation No. 10/2011, quy định về chất liệu nhựa tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • EU Regulation No. 10/2011, quy định về chất liệu nhựa tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
  • EN 14372, 14350.
  • EC Directive 94/62/EC, kim loại nặng trong bao bì
  • 84/500/EEC, Chì và Cadmium có thể rò rỉ trong gốm sứ
  • BS 6748, Chì và Cadmium có thể rò rỉ trong thủy tinh và vật liệu gốm sứ
  • EC Directive 2007/42/EC, Regenerated Cellulose Film
  • EC Directive 93/11/EEC, Nitrosamines
  • Commission Regulation (EC) 1895/2005, BADGE, BFDGE, NOGE
  • Và rất nhiều yêu cầu khác của REACH

Khu vực Australia:

  • Quy định của Australia 1956, Chì và Cadmi có thể thể rò rỉ trong gốm sứ
  • AS 2070-1999
  • Cảnh báo bảo vệ người tiêu dùng No. 11 of 2011, DEHP

Một số khu vực khác:

  • Trung Quốc:  – Các Yêu cầu của Luật An toàn Thực phẩm
  • Nhật Bản:  – Yêu cầu của Luật Vệ sinh Thực phẩm
  • Định danh Polymer – FTIR
  • Kiểm tra hiệu suất bao gồm sốc nhiệt, hiệu suất trong lò vi sóng và quá trình rửa chén( Performance Tests)

Các Chỉ Tiêu và Bảng Giá Kiểm Nghiệm Bao Bì Thực Phẩm:

Do tính đặc thù riêng của từng sản phẩm mà các chỉ tiêu áp dụng cũng khác nhau. Các bạn đang có nhu cầu phân tích, kiểm nghiệm sản phẩm bao bì, dụng cụ đựng thực phẩm cần bảng giá kiểm nghiệm bao bì thực phẩm hoặc cần hỗ trợ tư vấn, vui lòng liên hệ Trung Tâm Kiểm Nghiệm Và Công Bố Sản Phẩm AZF để được giải đáp miễn phí.

Tư vấn dịch vụ tại công ty AZF
TRUNG TÂM CÔNG BỐ VÀ KIỂM NGHIỆM SẢN PHẨM

Chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn An Toàn Thực Phảm: Kiểm nghiệm sản phẩm, Công bố chất lượng sản phẩm, xin Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Sở hữu trí tuệ, Bản quyền tác giả, Mã số mã vạch,...
Cam kết dịch vụ: Nhanh chóng – Chính xác – Tiết kiệm
Submit your review
1
2
3
4
5
Submit
     
Cancel

Create your own review

Trung Tâm Kiểm Nghiệm Thực Phẩm
Average rating:  
 0 reviews