- 01/03/2021
- Posted by: adminkntp
- Categories: Bánh, Kẹo, Thực phẩm đóng hộp, Bao bì, Dụng cụ tiếp xúc thực phẩm, Dược phẩm, Mỹ phẩm, Hàng tiêu dùng, Trang thiết bị, Kiểm nghiệm nước, Kiểm nghiệm sản phẩm, Phụ gia, Chất hỗ trợ chế biến, Rượu, Bia, Đồ uống có cồn, Thực phẩm chức năng, Thực phẩm phẩm bổ sung, Thực phẩm, Nguyên liệu thực phẩm
Kiểm nghiệm sản phẩm (hay còn gọi là xét nghiệm) là công việc không thể thiếu trong hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm của các doanh nghiệp. Kiểm nghiệm giúp các doanh nghiệp chứng minh việc đáp ứng chất lượng sản phẩm so với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định an toàn thực phẩm. Thông qua kết quả kiểm nghiệm với các chỉ tiêu an toàn, doanh nghiệp có thể tự tin đưa sản phẩm ra ngoài thị trường.
Tuy nhiên, việc xác định chỉ tiêu kiểm nghiệm đối với từng sản phẩm cụ thể theo cơ sở nào, lại là vấn đề khó khăn của nhiều doanh nghiệp.
Thực phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải được công bố hợp quy (đối với sản phẩm có quy chuẩn kỹ thuật) và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật).
Mục Lục:
Trường hợp công bố hợp quy
Công bố hợp quy đối với các sản phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật (QCVN). Chỉ tiêu kiểm nghiệm là các chỉ tiêu theo yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Khi cần làm hồ sơ công bố hợp quy, doanh nghiệp dựa theo các chỉ tiêu được quy định trong quy chuẩn để xác định chỉ tiêu kiểm nghiệm:
Nước ăn uống, nước sinh hoạt
- QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
- QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống
Nước đá dùng liền
- QCVN 10:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước đá dùng liền
Nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, đồ uống không cồn và đồ uống có cồn
- QCVN 6-3:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống có cồn
- QCVN 6-2:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm đồ uống không cồn
- QCVN 6-1: 2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với nước khoáng thiên nhiên và nước uống đóng chai
Sữa và các sản phẩm từ sữa
- QCVN 5-5:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa lên men
- QCVN 5-4:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm chất béo từ sữa
- QCVN 5-3:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm phomat
Sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ
- QCVN 11-4:2012/BYT – Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng chế biến từ ngũ cốc cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
- QCVN 11-3:2012/BYT – Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích ăn bổ sung cho trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi
- QCVN 11-2:2012/BYT – Quy chuẩn quốc gia đối với sản phẩm dinh dưỡng công thức với mục đích y tế đặc biệt cho trẻ đến 12 tháng tuổi
Các chất được sử dụng để bổ sung vào thực phẩm
- QCVN 3-6:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Iod vào thực phẩm
- QCVN 3-5:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung Magnesi vào thực phẩm
- QCVN 3-4:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất được sử dụng để bổ sung calci vào thực phẩm
Thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng
- QCVN 9-1:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với muối Iod
- QCVN 9-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng (đối với sản phẩm nước mắm, bột mỳ, dầu ăn, đường bổ sung vi chất)
Phụ gia thực phẩm
- QCVN 4-23:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất tạo bọt
- QCVN 4-22:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất nhũ hóa
- QCVN 4-21:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm dày
- QCVN 4-20:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất làm bóng
- QCVN 4-19:2010/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Enzym
Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
- QCVN 12-3:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại
- QCVN 12-2:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng cao su
- QCVN 12-1:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp
- QCVN 12-4:2015/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm, sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Trường hợp công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm
Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm đối với sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật. Chỉ tiêu kiểm nghiệm áp dụng cho từng loại sản phẩm dựa trên các chỉ tiêu an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Trong trường hợp Việt Nam chưa có quy định thì áp dụng theo quy định của Codex.
Đối với các sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật thì chỉ tiêu kiểm nghiệm (chỉ tiêu an toàn) được xây dựng trên:
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm
- QCVN 8-1:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm
- QCVN 8-2:2011/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm
- QCVN 8-3:2012/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm
- Tiêu chuẩn kỹ thuật (TCVN) đối với từng sản phẩm cụ thể.
Trường hợp kiểm nghiệm định kỳ
Ngoài mục đích công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định ATTP thì kiểm nghiệm thực phẩm định kỳ (02 lần/năm đối với sản phẩm của các cơ sở chưa được cấp các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng) còn là việc làm bắt buộc của doanh nghiệp sau khi công bố thực phẩm. Trong hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải đính kèm theo bản Kế hoạch giám sát định kỳ, trong bản kế hoạch này đã mô tả tần suất và nội dung kiểm nghiệm sản phẩm theo quy định Nhà nước.
Các chỉ tiêu để kiểm nghiệm định kỳ là các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc trên nhãn sản phẩm đang lưu hành; một số chỉ tiêu hóa lý, vi sinh vật đã công bố trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm hoặc theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc đang có nhu cầu cần kiểm nghiệm sản phẩm. hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và nhanh chóng.
Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ Kiểm Nghiệm Sản Phẩm
- Hỗ trợ kiểm nghiệm nhanh khi khách hàng có nhu cầu;
- Tiến hành lấy mẫu tận nơi ngay sau khi khách hàng liên hệ;
- Lên chỉ tiêu kiểm nghiệm chính xác và đầy đủ, không sợ sai, sợ thiếu chỉ tiêu…;
- Chi phí tiết kiệm tiết kiệm, luôn thấp hơn hoặc bằng các đơn vị kiểm nghiệm khác;
- Phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn (Được đánh giá và công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn theo ISO 17025 của tổ chức VILAS);
- Kết quả kiểm nghiệm có giá trị sử dụng trên toàn quốc và cả trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa đi quốc tế.
- Ký và bàn giao hồ sơ tận nhà cho khách hàng.
Chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn An Toàn Thực Phảm: Kiểm nghiệm sản phẩm, Công bố chất lượng sản phẩm, xin Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Sở hữu trí tuệ, Bản quyền tác giả, Mã số mã vạch,...
Submit your review | |
Dịch vụ kiểm nghiệm tốt, nhân viên nhiệt tình và chu đáo