Kiểm soát bệnh thoái hoá điểm vàng

Thoái hoá điểm vàng dạng khô và ướt là 2 tình trạng bệnh khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu các cách kiểm soát của từng dạngb ệnh để giúp dự phòng tình trạng suy giảm thị lực của bạn.

Thoái hoá điểm vàng là căn bệnh về mắt thường phát triển ở những người trên 60 tuổi. Khoảng 80% số người bị thoái hoá điểm vàng sẽ mắc dạng thoái hoá điểm vàng dạng khô, dạng bệnh thường không có triệu chứng. Thậm chí nhiều người còn không biết rằng mình bị thoái hoá điểm vàng. Do vậy, việc khám mắt định kỳ thường xuyên khi về già là vô cùng quan trọng. Theo Viện Nhãn khoa Hoa Kỳ (AAO), những người trên 65 tuyển nên được kiểm tra mắt toàn diện 1-2 năm/lần, kể cả khi không có các triệu chứng về thay đổi thị lức.

Có khoảng 10-20% số người bị thoái hoá điểm vàng dạng khô sẽ tiến triển thành bệnh thoái hoá điểm vàng dạng ướt. Trong dạng ướt, các mạch máu bất thường sẽ hình thành từ điểm vàng. Những mạch máu bất thường này sẽ bị chảy máu hoặc rò rì, khiến bạn không thể nhìn rõ được. Các vấn đề liên quan đến thị lực do thoái hoá điểm vàng ướt gây ra có thể khiến các hoạt động thường ngày trở nên khó khăn hơn, ví dụ như việc xem tivi, lái xe, nhận mặt mọi người.

Kiểm soát tình trạng thoái hoá điểm vàng khô.

Kể cả khi tình trạng thoái hoá điểm vàng khô không gây ra các triệu chứng, thì bệnh vẫn cần được kiểm soát bằng các cách sau:

  • Khám mắt thường xuyên: những người bị dạng khô nên khám mắt 6 tháng/lần.
  • Kiểm soát thị lực tại nhà: bạn nên tự kiểm tra thị lực tại nhà. Nếu bạn cảm thấy thị lực bị mờ đi hoặc có các đốm bất thường khi nhin, điều đó có nghĩa là bệnh thoái hoá điểm vàng khô của bạn đang thay đổi. Bạn nên tự kiểm tra thị lực của mình 1 lần/tuần
  • Bỏ thuốc lá: nếu bạn hút thuốc, thì bạn nên bỏ thuốc vì thuốc lá có thể làm nặng thêm bệnh thoái hoá điểm vàng. Nguy cơ bị suy giảm thị lực có thể tăng lên tới 25% nếu bạn hút thuốc.
  • Bổ sung vitamin tốt cho mắt: Với những người bị thoái hoá điểm vàng dạng khô, sử dụng một công thức phối hợp các vitamin và khoáng chất có tính chống oxy hoá có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thành dạng ướt đi khoảng 25% trong vòng 5 năm. Các chất này bao gồm vitamin A, C, E,
  • kẽm, đồng và lutein.

Kiểm soát tình trạng thoái hoá điểm vàng dạng ướt

Nếu thoái hoá điểm vàng dạng khô tiến triển thành dạng ướt, thì việc được chẩn đoán bệnh càng sớm sẽ càng tốt.  Dưới đây là 5 bước nên thực hiện nếu bạn bị thoái hoá điểm vàng dạng ướt:

  • Điều trị thường xuyên: Thoái hoá điểm vàng dạng ướt thường được điều trị bằng các thuốc ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (anti – VEGF).Phương pháp này sẽ khiến các mạch máu không hình thành ở phía sau võng mạc nữa và làm giảm tình trạng rò rỉ. Anti-VEGF cũng giúp dự phòng tình trạng mất thị lực. Tần suất tiêm thuốc sẽ rất khác nhau, nhưng bạn có thể cần phải tiêm mỗi tháng một lần, phụ thuộc vào triệu chứng của bạn.
  • Tiếp tục bổ sung vitamin nếu mới chỉ có một mắt bị thoái hoá điểm vàng ướt: thoái hoá điểm vàng dạng ướt thường sẽ phát triển ở một mắt trước. Nếu mắt còn lại của bạn vẫn mắc bệnh ở dạng khô, thì việc tiếp tục bổ sung các loại vitamin tốt cho mắt để giảm nguy cơ phát triển bệnh dạng ướt ở mắt còn lại là vô cùng quan trọng.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ thị lực yếu: nếu thị lực của bạn đã bị ảnh hưởng bởi tình trạng thoái hoá điểm vàng dạng ướt, có rất nhiều cách để bạn có thể hỗ trợ thị lực. Hãy trao đổi cho bác sĩ về việc phục hồi chức năng cho mắt. Sử dụng các công cụ hỗ trợ như kính lúp khi đọc cũng có thể giúp ích. Bạn cũng có thể phải điều chỉnh một chút ở căn nhà của mình để giúp bạn nhìn thấy dễ dàng hơn.

Nhìn chung, điều trị thoái hoá điểm vàng dạng ướt đã và đang có rất nhiều tiến bộ so với trước kia. Nếu bạn đã mắc bệnh, chủ động trong việc điều trị và phục hồi sẽ giúp bạn bảo tồn được thị lực và chất lượng cuộc sống.