- 05/03/2021
- Posted by: bientapvien
- Category: Tin tức
Rất hiếm khi vàng da nặng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Đó là lý do tại sao các bạc phụ huynh nên trang bị cho mình kiến thức về vàng da sơ sinh.
Đa số trẻ em mới sinh đều trải qua vàng da nhẹ. Vàng da là một tình trạng thường gặp và thường là một phần của quá trình sinh lý của trẻ sơ sinh. Rất hiếm khi vàng da nặng dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Đó là lý do tại sao các bạc phụ huynh nên trang bị cho mình kiến thức về vàng da sơ sinh.
Nguyên nhân gây ra vàng da sơ sinh
Màu vàng của vàng da sơ sinh được gây ra bởi một lượng lớn chất có tên là bilirubin trong máu. Bilirubin này đến từ việc các tế bào hồng cầu bị phá hủy. Chúng được chuyển hóa trong gan và đào thải qua nước tiểu và phân.
Gan của trẻ mới sinh cần thời gian để đánh thức và hoạt động khi chúng muốn loại bỏ bilirubin. Trẻ sơ sinh có nhiều tế bào hồng cầu hơn trẻ lớn và người trưởng thành và những tế bào máu mới toanh này không sống được lâu như loại mà trẻ lớn có. Sự kết hợp giữa hai yếu tố này khiến cho bệnh vàng da thường gặp hơn.
Vàng da thường đạt đỉnh trong 2 đến 5 ngày tuổi và kéo dài từ 1-2 tuần. Ở trẻ sơ sinh bú mẹ, việc này có thể kéo dài hơn. Cũng không có lý do nào hợp lý để giải thích cho hiện tượng này nhưng cũng đừng lo về điều đó.
Vàng da thực chất là cơ chế bảo vệ trẻ sơ sinh, bởi bilirubin là một chất chống oxy hóa giúp chống lại viêm nhiễm. Đây lại là một lý do khác để các bậc phụ huynh không nên lo lắng về vàng da nhẹ: đây không chỉ là tình trạng tạm thời mà việc này còn giúp con bạn rời khỏi buồng tử cung an toàn hơn.
Hiếm khi vàng da là một dấu hiệu nghiêm trọng
Đôi khi vàng da lại có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác, khi nồng độ bilirubin cực cao gây ảnh hưởng đến não bộ. Nhưng rất hiếm khi xảy ra điều này, dưới 1% số trẻ sinh ra.
Dưới đây là một số trình trạng khiến lượng bilirubin tăng cao:
- Mất nước hoặc thiếu năng lượng
- Hệ thống đào thải bilirubin vẫn chưa thực sự sẵn sàng
- Nhiễm trùng hoặc tắc ruột
- Bất dung hợp giữa hệ máu ABO hoặc Rh. Khi mẹ và trẻ khác nhau về nhóm máu, có thể dẫn đến việc tế bào hồng cầu bị vỡ nhiều hơn bình thường.
- Bệnh gan
- Những bệnh ảnh hưởng đến một enzyme quan trọng
- Yếu tố gen
Trẻ sơ sinh cần dược theo dõi sát sao về vấn đề vàng da. Bác sỹ sẽ xét nghiệm máu hoặc có thiết bị đo lượng bilirubin. Dựa vào kết quả, bác sỹ sẽ quyết định có nên theo dõi chặt chẽ hơn hoặc có cần làm xét nghiệm và liệu em bé có cần điều trị hay không?
Điều trị vàng da sơ sinh như thế nào?
Phương pháp điều trị thông thường nhất là chiếu sáng. Trẻ sẽ được đặt dưới một bóng đèn đặc biệt ( hoặc cuộn trong một chiếc chăn đặc biệt có ánh sáng ở bên trong) giúp loại bỏ bilirubin. Phương pháp này vô cùng an toàn và hiệu quả. Khi nồng độ bilirubin cực cao và gây ra vấn đề ở não bộ thì sẽ áp dụng biện pháp lọc máu, máu sẽ lấy ra đi qua một hệ thống lọc thành máu mới và truyền vào cơ thể.
Ăn uống cũng là một biện pháp quan trọng giúp cơ thể loiaj bỏ được bilirubin tốt hơn qua phân và nước tiểu, nên cho trẻ ăn thường xuyên hơn. Trẻ nên được thay tối thiểu 6 cái bỉm trong 1 ngày.
Điều quan trọng hơn cả là hãy để ý thường xuyên đến việc vàng da của trẻ. Cách quan sát vàng da đó là nhấn vùng da gần xương (da ở trán, cằm, ngực) trong một vài giây , nếu vùng da đó trông có màu vàng thay vì màu trắng nhợt nhạt (do máu không lưu thông đến trong thời gian ngắn) thì em bé đang bị vàng da.
Vàng da sẽ lan từ mặt xuống toàn bộ cơ thể đi theo cùng cấp độ tăng bilirubin. Đó là lý do vì sao các bác sỹ ít lo lắng khi trẻ chỉ bị vàng da mặt hoặc ngực trên hơn là vàng da đến dưới gối.
Cần khám ngay nếu trẻ có dấu hiệu
- Vàng da nhiều hơn đặc biệt là khi vàng da đã đến dưới đầu gối
- Ăn kém hoặc không làm ướt đủ 6 cái bỉm trong 1 giờ và không thường xuyên đi ngoài
- Buồn ngủ đặc biệt là khi khi trẻ ngủ li bì không thức dậy để ăn
- Khó chiều
- Bị sốt hoặc thường xuyên nôn